TRẺ CHẬM NÓI ĐƠN THUẦN HAY CHẬM PHÁT TRIÊN NGÔN NGỮ?

Chậm nói đang là vấn đề thời sự hiện nay khi số lượng trẻ gặp các vấn đề về ngôn ngữ ngày càng tăng. Điều này khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng không biết trẻ chậm nói đơn thuần hay do các rối loạn khác gây ra. Vậy trong trường hợp trẻ chỉ đơn thuần chậm nói liệu có đáng lo không?

I/ Khái niệm trẻ chậm nói đơn thuần

Trẻ chậm nói đơn thuần là trẻ có vốn từ ngữ ít ỏi. Nhưng vẫn hiểu được những gì người khác nói và thực hiện được những câu mệnh lệnh đơn giản. Bên cạnh đó, chúng ta dễ dàng nhận thấy trẻ muốn giao tiếp nhưng không biết cách diễn đạt bằng lời nói như thế nào hoặc chỉ nói được 1 từ. Trẻ chậm nói đơn thuần hạn chế về mặt giao tiếp nhưng các dạng vận động thể chất và tinh thần trẻ vẫn hoàn toàn bình thường.

II/ Sự khác biệt giữa chậm nói đơn thuần và chậm phát triển ngôn ngữ

Chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ là thuật ngữ thường được phụ huynh hiểu nhầm. Trên thực tế, 2 khái niệm này là hoàn toàn khác nhau. Bố mẹ có thể phân biệt dựa trên những đặc điểm sau:

  • Chậm nói: Khó khăn lớn nhất của trẻ chậm nói đó là việc phát và tạo ra âm thanh. Đặc biệt, chậm nói hoàn toàn không liên quan đến khả năng nhận thức, nghe, hiểu và giao tiếp phi ngôn ngữ
  • Chậm phát triển: Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể phát ra âm thanh. Nhưng lại có một hạn chế là không hiểu những gì mình nói. Trẻ không biết cách dùng từ hoặc sử dụng từ theo cách rất kém sáng tạo

Dưới đây là một số điều cần chú ý. Gọi cho bác sĩ nếu con bạn:

  • 12 tháng : không sử dụng cử chỉ, chẳng hạn như chỉ tay hoặc vẫy tay chào tạm biệt
  • 18 tháng : thích cử chỉ hơn giọng nói để giao tiếp
  • 18 tháng tuổi: gặp khó khăn khi bắt chước âm thanh
  • gặp khó khăn khi hiểu các yêu cầu đơn giản bằng lời nói
  • 2 tuổi : chỉ có thể bắt chước lời nói hoặc hành động và không tạo ra các từ hoặc cụm từ một cách tự phát
  • 2 tuổi: chỉ nói lặp đi lặp lại một số âm thanh hoặc từ và không thể sử dụng ngôn ngữ miệng để giao tiếp nhiều hơn nhu cầu trước mắt
  • 2 năm: không thể làm theo các hướng dẫn đơn giản
  • 2 tuổi: có giọng nói bất thường (chẳng hạn như giọng khàn hoặc giọng mũi.

Một đứa trẻ có thể xuất hiện đồng thời cả triệu chứng chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ. Vì vậy, bố mẹ cần sớm phát hiện để có biện pháp can thiệp phù hợp.

III/ Cách dạy trẻ chậm nói đơn thuần

Với trẻ chậm nói đơn thuần, để thúc đẩy kỹ năng giao tiếp, ba mẹ hãy vận dụng những mẹo sau vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nhé!

1. Nói chuyện với bé mọi lúc, mọi nơi

Kỹ năng nói của bé sẽ được cải thiện rõ rệt nếu được “tắm” ngôn ngữ thường xuyên. Mặc dù bé có thể chưa hiểu hết, nhưng sẽ học được cách bắt chước âm thanh. Cũng như nhận biết được nhiều từ vựng hay ho qua những câu chuyện của mẹ kể.

Kỹ năng nói của bé sẽ được cải thiện rõ rệt nếu được “tắm” ngôn ngữ thường xuyên

Trước khi thực hiện điều gì, chẳng hạn như khi nấu ăn, tắm, thay quần áo cho bé, mẹ nên bắt đầu bằng việc tương tác, nói chuyện với bé. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cực cao.

2. Khen ngợi

Trẻ nhỏ rất cần sự vỗ về và yêu thương của cha mẹ, nhất là khi chúng đang thiếu tự tin vì chậm nói. Do đó, mỗi khi bé học được điều gì mới hoặc chỉ đơn giản là bạn nhìn thấy nỗ lực của bé thì đừng quen dành những lời khen, động viên cho trẻ nhé! Đó là sẽ nguồn sức mạnh lớn, giúp trẻ thúc đẩy khả năng ngôn ngữ trong tương lai đó.

3. Đọc sách

Những cuốn sách chứa đựng những điều thật thú vị về cuộc sống và thiên nhiên. Nó mở ra thế giới quan, sự sáng tạo cho trẻ. Vì vậy, đọc sách là thói quen rất tốt, bạn cần rèn luyện cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Đặc biệt, với trẻ chậm nói, đây sẽ là kho từ vựng khổng lồ để trẻ ngày một cải thiện khả năng nói của mình.

4. Gọi tên các sự vật quen thuộc

Một trong những cách dạy trẻ chậm nói đơn thuần được các chuyên gia khuyến khích nhất đó chính “gọi tên mọi đồ vật quen thuộc”. Thông qua đó, trẻ sẽ biết cách nhận biết và phân biệt các món đồ. Chẳng hạn như khi bé đang hướng mắt nhìn tới chiếc ô tô, mẹ hãy nói “đây là chiếc ô tô của con”. Đồng thời mô tả thêm chi tiết về đồ vật đó, như: “chiếc ô tô màu xanh nước biển, nó chạy vù vù”.

5. Thường xuyên cho trẻ ra ngoài

Cho trẻ ra ngoài thường xuyên là cách tạo môi trường giao tiếp lý tưởng để trẻ nâng cao khả năng nói. Mẹ có thể đưa trẻ đến khu vui chơi, trung tâm giải trí hoặc đăng ký tham khảo các lớp năng khiếu. Ở đó có nhiều bạn bè cùng tuổi, chắc chắn chúng sẽ học được điều gì đó bổ ích!

Tại sao BOOKPLAY ENGLISH là lựa chọn hoàn hảo dành cho con yêu?

  • Được xây dựng dựa trên nội dung của SGK – Tiếng Anh lớp 1 của Bộ GD&ĐT – tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với ngoại ngữ từ sớm.
  • Nội dung phong phú, với các chủ đề gần gũi và hình ảnh sinh động kích thích trí tò mò và khám phá của con.
  • Bố cục tươi sáng, hình ảnh ngộ nghĩnh và đầy màu sắc cùng với các hình ảnh có thể tháo rời ra và gắn lại giúp tăng sự tập trung, tư duy lại và bổ sung vốn từ vựng..
  • Các bé có thể vừa học vừa chơi, chủ động tương tác cùng các trang sách, giải quyết vấn đề, so sánh và đặt câu hỏi,… qua đó kích thích các giác quan, khả năng ghi nhớ, tính logic.
  • Sản phẩm được thiết kế chắc chắn, khó bị xé rách phù hợp với trẻ hiếu động.
  • Ba mẹ có thể cùng tham gia với con qua các hoạt động, trò chơi thú vị và hấp dẫn.

Xem thêm: KHÁM PHÁ BẢN THÂN QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VAK 

BỘ SÁCH TƯƠNG TÁC TIẾNG ANH LỚP 01 – BOOKPLAY ENGLISH 01

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *