KHÁM PHÁ BẢN THÂN QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VAK 

Mỗi chúng ta có những tính cách khác nhau, phù hợp với những cách học khác nhau, không ai giống ai cả. Vậy làm thế nào để biết mình phù hợp với cách học nào? Phương pháp học tập VAK có thể giúp bạn hiểu thêm về bản thân.

I/ Giới thiệu về phương pháp học tập VAK

Mô hình học tập VAK được các nhà tâm lý học phát triển trong những năm 1920 để phân loại những cách học tập phổ biến nhất. Theo mô hình, hầu hết chúng ta thích học theo một trong ba cách: thị giác, thính giác hoặc vận động (mặc dù trên thực tế, chúng ta thường “pha trộn và kết hợp” ba kiểu này).

1. Visual (phương pháp học tập thông qua hình ảnh)

Bạn có khả năng ghi nhớ và tiếp thu “một cách thần kì” qua chữ viết và hình ảnh cho dù chỉ mới đọc qua một lần, cộng thêm trí tưởng tượng về các hình ảnh, biểu đồ, mô phỏng của bạn cũng rất phát triển. Vì thế, bạn nên phát huy những khả năng này khi học tập bằng cách:

  • Lưu giữ các tài liệu ghi chép và đọc lại chúng ngay sau buổi học. Đây là lúc bạn tiếp thu tốt nhất vì bạn vừa mới được học kiến thức ấy. Khi đọc ngay sau buổi học, bạn sẽ ghi nhớ ngay nội dung bài học với thời gian lâu hơn.
  • Bổ sung những thông tin bằng chữ và hình ảnh như bản phác thảo, bản tóm tắt, sơ đồ tư duy,…để hỗ trợ việc đọc và viết ghi chú. Sử dụng những hình ảnh minh họa hoặc biểu đồ, đồ thị để dễ hình dung kiến thức cần nhớ.
  • Vẽ tranh ảnh bên lề sách vở hoặc ghi chú. Hãy trình bày theo cách hiểu của riêng bạn sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều.
  • Cố gắng hình dung hoặc tưởng tượng ra những chủ đề tương tự hoặc liên quan. Lúc này, bạn không chỉ đang phát huy khả năng tốt nhất của mình, mà đây còn là một cách luyện tập não bộ vô cùng thú vị.

Bạn nên sử dụng các công cụ như Paint, Table, Excel,…để hỗ trợ bổ sung hình ảnh nhé.

2. Auditory (phương pháp học tập thông qua âm thanh)

Người học qua thính giác tiếp nhận qua ngôn ngữ nói và các âm thanh hỗ trợ khác (âm nhạc). Bạn thường có xu hướng đọc nhẩm hoặc đọc to; ghi nhớ tốt hơn khi trao đổi, thảo luận hay ghi âm và nghe lại cuộc thảo luận.

Hầu hết chúng ta thích học theo một trong ba cách: thị giác, thính giác hoặc vận động.

Để áp dụng tốt phương pháp này, bạn có thể tham khảo một vài gợi ý như sau:

  • Ghi âm lại những nội dung bạn cho là quan trọng. Ví dụ như nội dung sắp thi hoặc kiểm tra hay những cuộc thảo luận nhóm để tránh quên các ý tưởng.
  • Tăng cường trao đổi, thảo luận nhóm các nội dung vừa học. Ví dụ, nếu bạn chưa hiểu về bài học, bạn có thể hỏi giáo viên hoặc các bạn khác để cùng nhau trao đổi. Ngược lại, khi đã hiểu bài, bạn có thể giải thích lại cho các bạn khác, thảo luận hoặc tranh luận với các ý kiến khác nhau để hiểu rõ hơn về bài học của mình.

3. Kinesthetic (phương pháp học tập thông qua vận động)

Đặc điểm của phương pháp này là sự di chuyển và cảm nhận. Về cơ bản, bạn cần phải hoạt động thì học tập và làm việc mới hiệu quả. Vậy bạn cần áp dụng như thế nào?

  • Ghi chép trong quá trình nghe giảng. Khi ấy, mắt thấy, tai nghe, tay viết. Bạn sẽ theo dõi được tiến độ của bài học. Tiếp thu bài ngay trên lớp sẽ tránh lãng phí thời gian và bạn sẽ khó lòng mà ngủ gục.
  • Cho dù là ghi chép lần thứ nhất hay những lần khác để tổng kết và ôn tập, hãy sử dụng nhiều bút màu, bút dạ quang (luôn phải mang theo bên mình); kí hiệu, đánh dấu, ghi chú của riêng bạn. Hãy thêm những hình ảnh hoặc biểu đồ giúp bạn dễ hình dung bài học hơn nhé!

II/ Lợi ích của phương pháp học tập VAK

Việc áp dụng phương pháp VAK là phương pháp để phân loại phương pháp học nào hiệu quả với người học sẽ giúp cho:

Giúp cho người học chọn cách học, nơi học, nội dung và người hướng dẫn phù hợp nhất với phương pháp học của người, nâng cao hiệu quả học tập.

Giúp cho người dạy xây dựng chương trình học phù hợp hơn với từng nhóm học viên cụ thể của mình hiện tại và tuỳ chỉnh chương trình giảng dạy cho phù hợp với nhóm học viên của mình.

Tại sao BOOKPLAY ENGLISH là lựa chọn hoàn hảo dành cho con yêu?

  • Được xây dựng dựa trên nội dung của SGK – Tiếng Anh lớp 1 của Bộ GD&ĐT – tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với ngoại ngữ từ sớm.
  • Nội dung phong phú, với các chủ đề gần gũi và hình ảnh sinh động kích thích trí tò mò và khám phá của con.
  • Bố cục tươi sáng, hình ảnh ngộ nghĩnh và đầy màu sắc cùng với các hình ảnh có thể tháo rời ra và gắn lại giúp tăng sự tập trung, tư duy lại và bổ sung vốn từ vựng..
  • Các bé có thể vừa học vừa chơi, chủ động tương tác cùng các trang sách, giải quyết vấn đề, so sánh và đặt câu hỏi,… qua đó kích thích các giác quan, khả năng ghi nhớ, tính logic.
  • Sản phẩm được thiết kế chắc chắn, khó bị xé rách phù hợp với trẻ hiếu động.
  • Ba mẹ có thể cùng tham gia với con qua các hoạt động, trò chơi thú vị và hấp dẫn.

Xem thêm: 5 KỸ NĂNG XÃ HỘI CẦN THIẾT GIÚP CON YÊU PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

BỘ SÁCH TƯƠNG TÁC TIẾNG ANH LỚP 01 – BOOKPLAY ENGLISH 01

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *