5 KỸ NĂNG XÃ HỘI CẦN THIẾT GIÚP CON YÊU PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Nhiều cha mẹ thời nay chỉ chăm chăm vào kết quả học tập của con mà quên mất rằng những kỹ năng xã hội cũng rất quan trọng. Đặc biệt, khi con còn nhỏ thì việc hình thành cho trẻ những kỹ năng này chính sẽ giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai về sau.

I/ Kỹ năng xã hội là gì?

Kỹ năng xã hội cho trẻ là một dạng hành động của trẻ. Nhằm thực hiện các mối quan hệ với mọi người xung quanh trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm xã hội phù hợp với điều kiện hoàn cảnh. Giúp trẻ giao tiếp, tương tác, thích nghi với trường lớp, cộng đồng gần gũi. Kỹ năng xã hội tốt cho phép trẻ tận hưởng các mối quan hệ bạn bè tốt hơn.

II/ Vì sao trẻ cần phát triển các kỹ năng xã hội?

Mỗi khi có chuyện không vui hay gặp áp lực từ phía gia đình. Trẻ thường có xu hướng tìm đến bạn bè hay những người khác bên ngoài gia đình để giải toả căng thẳng. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một đứa trẻ sẽ giảm các hóc môn gây căng thẳng mỗi khi các em học được thêm một kỹ năng mới.

Thêm vào đó, khi trẻ có thể tự tin làm quen và giao tiếp với bạn đồng lứa, các bé cũng dễ dàng kết bạn hơn. Theo một nghiên cứu khác được công bố trên Từ điển Bách khoa Quốc tế về Khoa học Hành vi Xã hội (International Encyclopedia of the Social & Behavioral Sciences) năm 2015, tình bạn được chứng minh có tác động rất tốt đối với sức khoẻ của trẻ.

Bên cạnh đó, khi thiếu đi những kỹ năng xã hội, trẻ có xu hướng phải đối mặt với nhiều vấn đề khi dung hòa các mối quan hệ xã hội. Dễ bị bắt nạt hay vướng vào các tệ nạn xã hội. Các bé không thể tự lập và thường phải dựa vào sự giúp đỡ từ người khác. May mắn thay, kỹ năng xã hội hoàn toàn có thể rèn luyện được. Không bao giờ là quá sớm để cha mẹ quan tâm và hướng dẫn con các kỹ năng xã hội cần thiết, hay học cách giao tiếp với mọi người xung quanh.

III/ Những hậu quả của kỹ năng xã hội kém 

  • Sự phụ thuộc vào hỗ trợ cộng đồng.
  • Rắc rối pháp lý.
  • Vấn đề lạm dụng chất gây nghiện.
  • Các vấn đề về mối quan hệ.

Không có kỹ năng xã hội để tương tác với những người khác cũng có khả năng gây ra căng thẳng. Ví dụ, việc xa gia đình khiến trẻ căng thẳng khi con không thể giao tiếp hiệu quả với những người khác. Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu chỉ cho trẻ cách hòa đồng với những người khác. Và không bao giờ là quá muộn để rèn giũa các kỹ năng của trẻ. Trước tiên, hãy bắt đầu với các kỹ năng xã hội cơ bản nhất và tiếp tục rèn luyện thêm theo thời gian.

IV/ Những kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ

1. Kỹ năng xã hội chia sẻ

Khi con sẵn sàng chia sẻ một món đồ chơi, hay món ăn con yêu thích cho bạn bè, con sẽ dễ dàng kết bạn, cũng như duy trì tình bạn đó hơn. Theo một nghiên cứu được công bố trong tạp chí Khoa học Tâm lý (Psychological Science) năm 2010, trẻ từ 2 tuổi đã có thể biết chia sẻ đồ chơi với người khác, nhưng thường chỉ là khi con đã có rất nhiều đồ chơi. 

Tuy nhiên, ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi, trẻ thường chỉ ích kỷ nếu con thực sự thích món đồ đó. Ví dụ, nếu con chỉ có một chiếc bánh duy nhất, con có thể sẽ không thích chia cho ai, bởi điều đó cũng có nghĩa là con được ăn ít hơn. Nhưng con sẽ sẵn sàng chia sẻ đồ chơi cho bạn nếu con không còn hứng thú với món đồ chơi đó nữa. 

2. Bài học về sự lắng nghe

Hợp tác là kỹ năng vô cùng quan trọng để có thể hoà nhập với cộng đồng. Dù còn nhỏ, trẻ vẫn sẽ phải biết hợp tác với các bạn trong lớp học, hay trên sân chơi. Khả năng hợp tác cũng chính là chìa khoá quan trọng đối với các mối quan hệ xã hội. 

Khi lớn hơn 3 tuổi, trẻ đã có thể bắt đầu hợp tác với các bạn để cùng nhau đạt được mục đích chung. Đối với trẻ con, kỹ năng hợp tác có thể thể hiện khi các con cố gắng cùng nhau xây một toà tháp bằng đồ chơi, hay cùng tham gia các trò chơi hoạt động nhóm. Một số đứa trẻ thích giành các vị trí chỉ huy, hoặc số khác thích được lắng nghe và làm theo mọi người hơn. Dù là cách nào, thì việc tham gia vào các hoạt động nhóm cũng là một cơ hội tốt để các con có thể hiểu rõ hơn về bản thân mình. 

3. Kỹ năng xã hội về sự hợp tác

Lắng nghe không có nghĩa là phải luôn luôn im lặng – mà là thực sự thấu hiểu và đồng cảm khi người khác trò chuyện. Kỹ năng lắng nghe cũng là một phần quan trọng để có thể giao tiếp lành mạnh. Kỹ năng lắng nghe cũng có thể giúp trẻ học tốt hơn khi con biết tập trung nghe lời thầy cô giảng ở trường. 

Kỹ năng xã hội tốt cho phép trẻ tận hưởng các mối quan hệ bạn bè tốt hơn.

Tiếp nhận thông tin, ghi chú và suy nghĩ về những thứ đã nghe được, học được cũng là một kỹ năng quan trọng để con thành công khi đến trường.  Kỹ năng lắng nghe cũng thật sự cần thiết để trẻ lớn lên trở thành một người bạn tốt, một nhân viên tốt, một người sếp tốt và là người bạn đời tốt. Ngày nay, ở thời đại số, lắng nghe lại trở thành một kỹ năng khó học hơn bao giờ hết, khi người ta có thói quen nhìn chăm chăm vào màn hình điện thoại khi đang trò chuyện. 

4. Tuân thủ theo chỉ dẫn

Cha mẹ sẽ gặp không ít khó khăn với những đứa trẻ không biết nghe lời. Từ những vấn đề đơn giản như không làm bài tập, cư xử hỗn xược, trẻ không biết nghe lời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Phụ huynh nên dạy con tập thái độ biết nghe lời, và làm theo lời bố mẹ, dù là những việc nhỏ như dọn dẹp phòng học, hay nhắc nhở con học hành chăm chỉ hơn. Tuy nhiên, trước khi kỳ vọng trẻ có thể nghe lời mình, cha mẹ cũng cần học cách làm thế nào nói chuyện, đưa ra những mệnh lệnh một cách hợp lí. 

5.Tôn trọng không gian cá nhân

Trẻ nhỏ thường không ý thức được việc phải tôn trọng không gian riêng tư của người khác. Các con thường cố gắng trèo lên lòng người lớn để gây sự chú ý mà không hiểu rằng mình đang làm phiền người khác. Do vậy, biết ý tứ tôn trọng không gian riêng tư của người khác cũng là một kỹ năng quan trọng mà trẻ nên học. 

Cha mẹ có thể đặt ra những nội quy trong nhà nhằm khuyến khích trẻ biết tôn trọng không gian riêng tư của người khác. Ví dụ như “Gõ cửa trước khi mở” hay “Không chọc ghẹo người khác” đều là những nội quy đơn giản mà hữu hiệu. 

Tại sao BOOKPLAY ENGLISH là lựa chọn hoàn hảo dành cho con yêu?

  • Được xây dựng dựa trên nội dung của SGK – Tiếng Anh lớp 1 của Bộ GD&ĐT – tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với ngoại ngữ từ sớm.
  • Nội dung phong phú, với các chủ đề gần gũi và hình ảnh sinh động kích thích trí tò mò và khám phá của con.
  • Bố cục tươi sáng, hình ảnh ngộ nghĩnh và đầy màu sắc cùng với các hình ảnh có thể tháo rời ra và gắn lại giúp tăng sự tập trung, tư duy lại và bổ sung vốn từ vựng..
  • Các bé có thể vừa học vừa chơi, chủ động tương tác cùng các trang sách, giải quyết vấn đề, so sánh và đặt câu hỏi,… qua đó kích thích các giác quan, khả năng ghi nhớ, tính logic.
  • Sản phẩm được thiết kế chắc chắn, khó bị xé rách phù hợp với trẻ hiếu động.
  • Ba mẹ có thể cùng tham gia với con qua các hoạt động, trò chơi thú vị và hấp dẫn.

Xem thêm: INTERACTIVE LEARNING – PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC “ĐI NGƯỢC TRUYỀN THỐNG”

BỘ SÁCH TƯƠNG TÁC TIẾNG ANH LỚP 01 – BOOKPLAY ENGLISH 01

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *